Bạn đã xem
Hồng sâm có tác dụng gì? Những ai không nên uống hồng sâm?
Hồng sâm hay còn gọi là Red Ginseng, được làm khô từ nhân sâm tươi Hàn Quốc 6 năm tuổi thọ. Người ta chỉ thu hoạch khi hồng sâm có phần ruột và da màu đỏ hoặc màu nâu vàng đậm. Tuy hồng sâm được xem là thảo dược bổ nhưng không thể dùng tùy tiện vì có thể gây hại nếu không dùng đúng cách và đúng người. Vậy những ai không nên uống hồng sâm và những ai có thể uống được?
Hồng sâm có công dụng gì với sức khỏe?
Hồng sâm chứa các thành phần hoạt động chính là Ginsenosides, một nhóm saponin steroid. Các thành phần này có tác dụng như sau:
- Trong thời kỳ phụ nữ mãn kinh, cải thiện suy giảm chức năng tình dục.
- Cải thiện tình trạng rối loạn cương dương ở nam giới, tăng cường sinh lý.
- Giúp cải thiện trí nhớ và tăng cường sức khỏe tim mạch.
- Cải thiện sự lưu thông máu, chống oxy hóa.
- Giảm mệt mỏi, tăng cường miễn dịch. Đặc biệt, hồng sâm hỗ trợ quá trình điều trị ung thư do thành phần Saponin đã được chứng minh có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
Qua nghiên cứu, người ta cho rằng hồng sâm chứa một số hoạt chất có hoạt tính mạnh hơn nhân sâm như lưu thông máu, tác dụng chống oxy hóa, khả năng ức chế tế bào ung thư. Đặc biệt trong số các ginsenosides, Ginsenoside Rh2, Rg3, Rg5 là các hợp chất chống ung thư tích cực giúp ngăn ngừa ung thư theo đơn lẻ hoặc hiệp đồng.
Những ai không nên uống hồng sâm?
Mặc dù hồng sâm có giá trị và tốt cho sức khỏe, nhưng nhiều đối tượng phải kiêng dùng hồng sâm. Vậy những ai không nên uống hồng sâm?
Người bị cảm mạo phát sốt
Người bị cảm mạo sẽ có triệu chứng ngoại cảm. Để trừ ngoại tà nên trị liệu bằng cách lấy sơ phong, tán hàn hoặc thanh nhiệt giải biểu.
Do hồng sâm bổ khí, ngoại tà không thể phát tiết ra ngoài được do bị lưu trệ trong cơ thể, ảnh hưởng tới kết quả trị liệu, làm kéo dài bệnh tình.
Người bị bệnh gan mật cấp tính
Các bệnh như viêm túi mật, sỏi mật xuất hiện sốt, viêm gan, vàng da, đau hạ sườn phải, đau bụng đều là do gan mật bị thấp nhiệt khiến khí không lưu thông thanh thoát được.
Nếu uống hồng sâm làm trợ thấp sinh nhiệt dẫn đến khí trệ uất kết, làm chứng bệnh trở nặng thêm.
Người nôn mửa, viêm dạ dày, ruột cấp tính, đi ngoài phân lỏng
Với những bệnh thuộc thấp nhiệt tích trệ, phương pháp trị liệu là cần tiêu thực, đạo trệ, hòa vị, thanh trường. Bệnh sẽ nghiêm trọng hơn khi dùng hồng sâm.
Người viêm loét dạ dày cấp tính, xung huyết
Theo Đông y, dịch ra quá nhiều do bị viêm loét gọi là khí trệ, vị hỏa gây đau, huyết nhiệt chạy lung tung gây xuất huyết. Cách chữa trị là lấy lý khí hòa vị, lương huyết, chỉ huyết.
Uống hồng sâm giúp bổ khí càng làm khí thịnh lên, huyết càng hưng vượng gây cản trở cho việc làm giảm xuất huyết và giảm đau.
Người bị lao phổi, ho ra máu, giãn phế quản
Theo Đông y, những bệnh này thường làm sốt nhẹ, ho có đờm lẫn máu gọi là âm hư hỏa vượng, phế âm suy nhược. Cách điều trị cần tư âm giáng hỏa, lương huyết chỉ huyết. Do hồng sâm làm thương âm, động hỏa nên tình trạng ra máu càng nặng thêm.
Người tăng huyết áp
Đông y xem tăng huyết áp là can dương vượng, can hỏa bốc lên gây triệu chứng choáng váng, mắt đỏ, tai ù, buồn nôn hoặc nôn. Cách trị liệu cần bình can, tiềm dương, thanh tiết can hỏa.
Uống hồng sâm với liều lượng thấp sẽ làm tăng huyết áp nhưng uống với liều lượng cao sẽ làm hạ huyết áp.
Nhưng nói về mặt lâm sàng, hồng sâm có thể làm nặng thêm chứng can dương vượng, can hỏa bốc lên. Hơn nữa, người bệnh khó đo liều lượng hồng sâm khi uống nên tốt nhất người bị bệnh tăng huyết áp không nên dùng hoặc cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc trước khi dùng.
Người bị di tinh, xuất tinh sớm
Tình trạng di tinh, xuất tinh sớm đa phần là do gan thận tương hỏa vượng thịnh, thủy không dưỡng hỏa, âm hư nhiều.
Hồng sâm như một nội tiết tố, có tác dụng thúc đẩy kích dục tố. Dùng hồng sâm khiến những người bị di tinh, xuất tinh sớm sẽ nhạy cảm và bị kích thích về tình dục nặng hơn.
Người bị bệnh về hệ thống miễn dịch
Những người bị bệnh tự miễn như bệnh Luput ban đỏ, viêm khớp loại phong thấp, cứng bì… sẽ bị nặng thêm khi dùng hồng sâm.
Phụ nữ mang thai
Các thành phần trong hồng sâm có thể qua tuần hoàn huyết dịch sang thai nhi sẽ không tốt cho thai nhi và có thể dẫn tới tình trạng mẹ bị khó sinh.
Trẻ nhỏ
Cơ thể thuần dương nghĩa là dương thì dư thừa, âm thường không đủ, không nên dùng sâm để làm bổ dương khí của chúng.
Trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi tránh dùng hồng sâm vì hồng sâm có thể thúc đẩy sự phát dục của tuyến sinh dục của trẻ.
Ai có thể dùng hồng sâm?
Ngoài việc quan tâm đến vấn đề "Những ai không nên uống hồng sâm", bạn cũng cần biết đối tượng nào có thể uống được hồng sâm.
Người mắc bệnh trầm cảm
Sâm có tác dụng làm giảm cảm giác lo sợ, bi quan, khiến người dùng ngủ ngon, tinh thần sảng khoái, do đó rất thích hợp để người bệnh trầm cảm sử dụng. Ngoài ra, hồng sâm còn có thể cải thiện tình trạng biếng ăn và hay quên.
Người mắc bệnh tiểu đường
Người mắc bệnh tiểu đường cần có chỉ định của bác sĩ về liều lượng hồng sâm khi dùng. Hồng sâm giúp giảm cholesterol, hỗ trợ bổ nguyên ích khí, ích trí, ích huyết, ổn định tim mạch, định thần nên tốt cho người mắc bệnh tiểu đường. Người bệnh có thể sắc từ 6 – 8g hồng sâm và uống dần trong 2 – 3 tuần. Bạn cũng có thể uống 20 – 30ml rượu hồng sâm từ 1 – 2 lần mỗi ngày, trước các bữa ăn, trong 2 – 3 tuần.
Người có huyết áp thấp
Thái lát từ 5 – 7g hồng sâm để hãm và uống, tốt cho người bị huyết áp thấp. Người bệnh chỉ nên dùng trà hồng sâm môt lần trong ngày và duy trì từ 2 – 3 tuần.
Người mắc bệnh ung thư
Hồng sâm có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh ung thư bao gồm:
- Giảm quá trình phát sinh gốc tự do, ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển.
- Giúp ăn ngon miệng, cải thiện giấc ngủ tốt hơn.
- Tăng cường đề kháng cho cơ thể.
Có nên uống hồng sâm mỗi ngày không?
Tuy hồng sâm là loại thực phẩm mang nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng bạn không nên dùng hồng sâm quá nhiều, chẳng hạn uống thay nước lọc mỗi ngày. Theo một số nghiên cứu, để an toàn cho sức khỏe, một người lớn khỏe mạnh chỉ nên sử dụng 2g hồng sâm mỗi ngày và không được sử dụng liên tục quá 24 tuần. Tuy nhiên hồng sâm có nhiều thương hiệu và dạng bào chế khác nhau nên liều lượng sử dụng hồng sâm cũng sẽ khác nhau, trước khi dùng bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.
Tóm lại, sau khi đọc bài viết trên bạn đã biết được những ai không nên uống hồng sâm và cách uống hồng sâm đúng, từ đó hạn chế những tác hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, thông tin được cung cấp trong bài viết chỉ có tính chất tham khảo, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng hồng sâm.